Banner
Banner Mobile

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO GIA SƯ MỚI VÀO NGHỀ

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO GIA SƯ MỚI VÀO NGHỀ
Hiện nay, Gia sư đã quá quen thuộc với nhiều học sinh, phụ huynh có con em đang độ tuổi đến trường và công việc Gia sư cũng là công việc phổ biến của sinh viên. Đây là công việc không những giúp các bạn sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng sống mà còn đem lại thu nhập đáng kể để nâng cao chất lượng cuộc sống, đỡ đần kinh tế cho gia đình. 
Trung Tâm Gia Sư Nhân Văn chia sẻ một số kinh nghiệm cho các bạn sinh viên năm nhất hoặc Sinh viên có ý định làm quen với công việc gia sư này. Chắc chắn đây sẽ là bài viết hết sức hữu ích cho các bạn:
1. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG MÀ MÌNH SẼ GIẢNG DẠY:
- Bạn có tính kiên trì và yêu trẻ con không?
Nếu bạn thuộc tube người kiên trì và yêu trẻ con thì nên chọn lớp dạy kèm cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, ở lứa tuổi này học sinh thường rất hiếu động, chưa tự giác học tập nên đòi hỏi Gia phải kiên nhẫn, chịu khó và chủ động trong học tập.
- Xác định môn mạnh/môn yếu?
Nếu bạn không yêu trẻ con và có điểm mạnh về các môn tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa thì nên chọn dạy kèm cho học sinh khối lớp 8, 9,10,11,12. Ở lứa tuổi này, các em đã ý thức hơn trong việc học nên gia sư cần định hướng, thu thập thêm nhiều dạng bài tập, đề kiểm tra, đề thi thử.
Nếu bạn có thế mạnh về Anh văn và các môn năng khiếu thì nên chọn theo sở trường và thường những lớp này sẽ có mức lương cao hơn.
2. CHỌN TRUNG TÂM GIA SƯ UY TÍN:
Sinh viên nên chọn một trung tâm gia sư uy tín hợp tác. Trung tâm gia sư uy tín thường có website, 
địa chỉ văn phòng, khi nhận lớp có giấy giới thiệu, hợp đồng gia sư rõ ràng và nên tham khảo ý kiến của một vài người bạn có kinh nghiệm nhận kèm gia sư.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong dịch vụ cung ứng gia sư, Trung Tâm Gia Sư Nhân Văn tự hào là nhịp cầu tin cậy kết nối giữa Phụ huynh và Gia sư .

Trung Tâm Gia Sư Nhân Văn

 
3. GÂY ẤN TƯỢNG BUỔI GẶP MẶT ĐẦU TIÊN:
Rất quan trọng đó nha!
Buổi đầu gặp mặt Gia sư nên trao đổi với Phụ huynh điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, đề ra phương pháp giảng dạy và mục tiêu đạt được trong học kỳ này. Gia Sư nên chủ động trò chuyện, lắng nghe những khó khăn, nguyện vọng của học sinh. Trước khi trở thành gia sư, bạn hãy đặt mình vào vai một người anh, người chị hay một người bạn để gần gũi, tạo thiện cảm để từ đó học sinh cởi mởi hơn và dễ dàng trao đổi việc học tập sau này.
Ở buổi gặp này, gia sư nên tránh những câu hỏi như: " Em phải dạy như thế nào? Em phải bắt đầu từ đâu?"
Điều đó sẽ gây thiện cảm không tốt, Phụ huynh sẽ đánh giá bạn là gia sư thiếu sự chuyên nghiệp hay chưa có kinh nghiệm dạy kèm.
4. TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN: 
Tại buổi tập đầu tiên, gia sư nên tiếp xúc, trò chuyện và quan sát phụ huynh cũng có thể đánh giá được phụ huynh đó như thế nào, tốt hay xấu.
Đối với các bạn là gia sư nữ nên sắp xếp giờ dạy gia sư phù hợp, nên sắp xếp vào những khung giờ sáng, trưa hoặc chiều là tốt nhất.
5. CHỌN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY PHÙ HỢP:
Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, có tính cách và học lực khác nhau, vì vậy đòi hỏi người gia sư phải linh động, khéo léo để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.
Đối với học sinh lười học / học lực yếu: Không yêu cầu gia sư phải có kiến thức quá rộng, chủ yếu bám sát chương trình sách giáo khoa và đòi hỏi gia sư phải kiên trì, chủ động tạo nên không khí học tập vui tươi, thú vị, thu hút trong từng buổi học. Tránh dùng những từ tiêu cực, la mắng học sinh vì như thế sẽ khiến học sinh chán nản và không muốn học gia sư nữa.
Đối với học sinh giỏi, ham học hỏi: Yêu cầu gia sư phải có kiến thức vững và dành thời gian soạn bài, thu thập thêm nhiều dạng bài tập nâng cao, đề thi thử. Đối với dạng học sinh này, gia sư chỉ cần định hướng và giám sát cách làm bài tập.
Đối với nhóm học sinh cá biệt (trẻ tăng động hay chậm phát triển): Những đứa trẻ sinh ra có chút khiếm khuyết hay bệnh bẩm sinh, mỗi bậc cha mẹ đều không mong muốn con mình như vậy nhưng các em vẫn có thể hòa nhập như bao đứa trẻ khác. Những em học sinh này thường học trước quên sau, vì vậy đòi hỏi gia sư phải kiên trì ôn bài trên lớp mỗi ngày, cho các em làm đi làm lại những bài tập trên lớp thường xuyên để giúp các em nhớ lâu hơn và dần tiến bộ trong học tập.
6. TẠO TÍNH TỰ LẬP CHO CÁC EM HỌC SINH:
Hiện nay, để giúp học sinh có kết quả trong thời gian ngắn, không ít gia sư sẽ làm bài hộ giúp học sinh. Điều này là không nên chút nào! Lâu dần học sinh có quen ỷ lại, không chịu suy nghĩ hoặc suy nghĩ qua loa, kết quả học tập không tiến bộ, từ đó sẽ làm giảm đi độ tin tượng của phụ huynh đối với gia sư.
Thay vào đó, gia sư chỉ cần định hướng, giảng giải cách làm và kiểm tra bài vở. Hãy để học sinh có thời gian tư duy và nói lên hướng giải quyết bài tập.
7. HÒA ĐỒNG CÙNG HỌC SINH: 
Việc này là hết sức cần thiết, nên xem học sinh như là một người em, người bạn nhỏ của mình. Ngoài giờ dạy, gia sư có thể nán lại trò chuyện xem học sinh thích gì, để từ đó tìm hiểu sở thích chung, để mỗi ngày, học sinh luôn mong chờ gia sư đến. Cả hai cùng đặt ra mục tiêu về điểm số trong kỳ thi sắp tới, nếu học sinh đạt được thì gia sư sẽ có một món quà nho nhỏ như cây bút mới chẳng hạn. 
Để đạt được thành công trong bất kì công việc nào thì các bạn phải chịu khó đầu tư. Không gì là dễ dàng, hãy đặt mình là người anh, người chị để gần gũi, hòa đồng và tâm lý.
Hòa đồng cùng học sinh
8. GÂY THIỆN CẢM VỚI PHỤ HUYNH:
Gia Sư Nhân Văn cũng nhắn nhủ đến các bạn kinh nghiệm để gây thiện cảm với phụ huynh là: luôn đi dạy đúng giờ và đừng xem đồng hồ quá nhiều. Đôi khi, gia sư chỉ cần nán lại 5 - 10 phút thôi cũng gây thiện cảm với phụ huynh. Vào mỗi cuối tháng, gia sư nên chủ động có một buổi trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh, những tiến bộ đáng mừng hay những điểm yếu cần khắc phục. Hãy để phụ huynh thấy bạn là một gia sư có trách nhiệm!
9. SOẠN BÀI:
Gia Sư nên dành thời gian xem bài trước hoặc soạn bài, soạn thêm nhiều dạng bài tập. Nên kết hợp vửa giảng bài học và chèn thêm nhiều bài tập minh họa cho phần bài học để suốt buổi học không nhàm chán. Với thời buổi công nghệ như hiện nay, để tìm các đề thi thử , để kiểm tra không khó. Việc soạn bài sẽ giúp gia sư tự tin hơn trước những câu hỏi của học sinh.
10. TÁC PHONG CHUẨN MỰC:
Gia Sư luôn giữ hình ảnh chỉnh chu, ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Khi giảng bải gia sư nên tự tin, giảng giải đơn giản, dễ hiểu. Trong suốt buổi dạy, gia sư nên tạo bầu không khí thoải mái, học sinh thoải mái thì mới dễ tiếp thu bài hơn. 
Khi nghỉ dạy phải xin phép trước, hạn chế tình trạng đi trễ. 
Trong suốt quả trình dạy nên để điện thoại ở chế độ im lặng và chỉ sử dụng khi thật cần thiết. 



" Thành công không phụ thuộc vào kiến thức mà vào cách áp dụng kiến thức". Nên nhớ, khi làm bất cứ công việc gì cũng nên dành tất cả tâm huyết, thời gian và tình cảm. Chúc các bạn gia sư tìm được lớp phù hợp!
Trung Tâm Gia Sư Nhân Văn